Vai trò của vận tải hàng hóa trong kinh tế thị trường 4
Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác trong khai báo hải quan, đảm bảo quy trình thông quan hàng hóa suôn sẻ.
Long Phú Logistics là 1 trong những đại lý làm thủ tục hải quan được hải quan tại Việt Nam, được cấp phép theo quyết định số 3917/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015 của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Long Phú được phép ký trên tờ khai xuất-nhập khẩu để khai báo hải quan.
Với đội ngủ chuyên nghiệp từ khâu hoàn thành thủ tục tờ khai hải quan cho đến khâu di lý, thanh lý hàng hóa tại cảng, nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm tối đa tất cả chi phí đưa hàng từ càng về nhà máy cho doanh nghiệp.
Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất nhập khẩu
Hiện nay, cơ quan hải quan đã áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử để quá trình kê khai thông tin được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian làm việc và chi phí đi lại cho đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Các bước khai báo hải quan điện tử:
Bước 1: Kê khai thông tin xuất/nhập khẩu.
Người khai thực hiện điền đầy đủ các thông tin về xuất khẩu (bằng nghiệp vụ EDA) hoặc nhập khẩu (nghiệp vụ IDA). Sau đó, hệ thống sẽ nhận thông tin, cấp số và các chỉ tiêu về thuế suất, tên các mã đăng nhập,… Bản kê khai này sẽ được lưu trên hệ thống VNACCS.
Bước 2: Tiến hành đăng ký tờ khai xuất/nhập khẩu.
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC) hoặc nhập khẩu (IDC), người khai báo sẽ kiểm tra lại thông tin. Nếu thông tin chính xác, người khai gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Ngược lại, nếu thông tin có sai sót, người khai sử dụng nghiệp vụ EDB (xuất khẩu) hoặc IDB (nhập khẩu) để chỉnh sửa thông tin.
Bước 3: Kiểm tra lại điều kiện đăng ký tờ khai.
Trước khi tiến hành đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký không. Nếu doanh nghiệp không nằm trong danh sách nợ quá hạn 90 ngày, tạm ngừng hoạt động, phá sản,…thì hệ thống sẽ cho phép đăng ký tờ khai.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu
Doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai sẽ được hệ thống phản hồi lại
Bước 4: Phân luồng tờ khai, kiểm tra và thông quan cho lô hàng hóa.
Hệ thống tự động phân luồng tờ khai thành màu xanh, vàng, đỏ.
– Đối với tờ khai luồng xanh:
Nếu số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và hiển thị quyết định thông quan hàng hóa xuất/nhập khẩu.
Nếu số thuế phải nộp khác 0:
Trường hợp khai báo nộp thuế bằng hạn mức hay thực hiện bảo lãnh, hệ thống sẽ kiểm tra các chỉ tiêu này. Nếu số tiền hạn mức/bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống hiển thị chứng từ ghi số thuế phải thu và quyết định thông quan hàng hóa xuất/nhập khẩu. Còn nếu không thì hệ thống sẽ báo lỗi.
Trường hợp khai báo nộp thuế bằng chuyển khoản, tiền mặt tại cơ quan hải quan, hệ thống hiển thị chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai nộp thuế, lệ phí và được hệ thống VNACCS chấp nhận thì hệ thống hiển thị quyết định thông quan hàng hóa.
Vào cuối ngày, hệ thống VNACCS tổng hợp tất cả tờ khai luồng xanh đã được thông quan để chuyển sang hệ thống VCIS.
– Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:
Đại lý hải quan: Nhận kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; nộp hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra và chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra thực tế hàng hoá; nộp đầy đủ thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Hệ thống: Hiển thị Tờ khai hải quan có kết quả phân luồng tại chỉ tiêu Mã phân loại kiểm tra; Đưa ra thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa (với hàng hóa phân luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan dùng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng); hệ thống tự động thực hiện các công việc tương tự như ở tờ khai luồng xanh.
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.
Người khai sử dụng nghiệp vụ EDD (xuất khẩu) hoặc IDD (nhập khẩu) để khai thông tin sửa đổi. Thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) hoặc nhập khẩu (IDA) sẽ được hiển thị toàn bộ nếu khai sửa đổi, bổ sung lần đầu. Còn nếu khai sửa đổi, bổ sung lần 2 trở đi, hệ thống hiển thị thông tin khai xuất khẩu (EDA01) hoặc nhập khẩu (IDA01).
Khi khai báo xong, người khai gửi đến hệ thống VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi, phản hồi các thông tin sau khi sửa đổi ở màn hình IDE. Người khai nhấn nút gửi trên màn hình để hoàn thành đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
Số tờ khai sửa đổi là ký tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi trong thông quan tối đa là 9 lần (với ký tự cuối cùng của số tờ khai là từ 1 – 9). Nếu không khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. Ngoài ra, khi thực hiện sửa đổi, bổ sung trong thông quan, tờ khai chỉ được phân luồng vàng hoặc đỏ.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giải đáp cho câu hỏi đại lý hải quan là gì ở đầu bài. Lựa chọn đại lý hải quan chuyên nghiệp, uy tín giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng.
Tin tức liên quan
Bạn cần một đối tác logistics đáng tin cậy?
"Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn."